Chọn xe đạp đúng cách và phù hợp – 03 nguyên nhân gây chấn thương nếu chọn sai

You are here:

Xe đạp là xu hướng nhưng phần lớn (hơn 90%) Khách hàng của HBW đều không phải dân chuyên nghiệp. Chưa tìm hiểu kỹ trước khi mua xe dẫn tới những rủi ro không đáng có trong quá trình sử dụng loại phương tiện hữu ích này. Bài viết này chúng tôi xin chia sẻ cách thức chọn xe đạp đúng cách, phù hợp nhất, các lưu ý cần biết trước và trong khi sử dụng xe đạp.

Dưới góc độ chuyên gia về xe đạp, nội dung này của HBW áp dụng được cả cho học sinh và người lớn. Quý anh/chị và các em nên đọc thật kỹ, chủ động để lại thắc mắc để được HBW tư vấn kỹ hơn.

Chọn xe đạp đúng cách là phải chọn kích thước xe đạp phù hợp

Khó khăn trong việc kiểm soát và cân bằng xe: Nếu xe quá lớn hoặc quá nhỏ so với kích thước của cơ thể, việc kiểm soát và cân bằng xe có thể trở nên khó khăn. Điều này có thể ảnh hưởng khi dừng, đỗ xe hoặc xử lý tình huống khẩn cấp, gây nguy hiểm,

Đau lưng và căng cơ: Khi yên xe đạp không được điều chỉnh đúng cách hoặc chiều cao yên không phù hợp, có thể gặp vấn đề về đau lưng và căng cơ do tư thế ngồi không đúng. 

Mệt mỏi và không thoải mái: Khi xe quá lớn hoặc quá nhỏ, việc đạp xe sẽ gặp nhiều trở ngại trong các chuyển động, điều chỉnh tư thế,… gây căng thẳng quá mức để đạt được tư thế lái xe thoải mái, tạo cảm giác mệt mỏi mỗi khi khi ngồi trên xe.

Sự giới hạn về hiệu suất và trải nghiệm lái xe: Khi xe không phù hợp với kích thước của cơ thể, hiệu suất lái xe và trải nghiệm sẽ bị ảnh hưởng. Dù xe có “xịn xò” tới đâu bạn cũng sẽ không thể tận hưởng hết được tính năng và hiệu suất thật sự. Luôn trong cảm giác gò bó, khó chịu và hiếm khi đạt được trải nghiệm như ý.

Rủi ro chấn thương: Bạn phải rướn người khi đạp xe gây áp lực lên tay, vai, lưng,… Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây nên những cơn đau lưng, mỏi cổ. Nặng hơn nữa là thoái hóa cột sống vì sai tư thế bình thường.. Một vài trường hợp điển hình của chấn thương khác thường gặp như: va chạm đầu vào khung xe/potang khi bạn cố gắng dừng xe hoặc khi lái xe trên địa hình khó khăn, mũi chân quẹt phải bánh trước, đạp trượt giò dĩa gây chấn thương cổ chân, ống đồng…

Tóm lại, và quan trọng nhất, 03 nguyên nhân chính gây chấn thương khi sử dụng xe đạp:

  • Chọn sai kích thước, liên tục rướn quá mức hoặc bị ép gây áp lực liên tục lên xương, cơ, khớp
  • Chọn sai kích thước khiến không thể điều khiển và xử lý tính huống khẩn cấp
  • Đạp xe sai cách: Các cơ, khớp gối phải thẳng khi bàn đạp ở vị trí thấp nhất, đạp xe bằng nửa trên (phần mũi) của bàn chân, tuyệt đối không đạp bằng gót hoặc kê gót chân chính giữa bàn đạp. Nếu không rất dễ gây ra chấn thương cho khớp khi vận động lâu và cường độ mạnh.
Chọn kích thước không phù hợp là nguyên nhân của nhiều sự cố đáng tiếc khi đạp xe

Chọn kích thước không phù hợp là nguyên nhân của nhiều sự cố đáng tiếc khi đạp xe

Do đó, chọn đúng kích thước xe đạp là quan trọng nhất trước khi mua xe đạp cho bạn, đặc biệt là lứa tuổi học sinh.

Trước khi chọn kích thước xe đạp phù hợp, cần phân biệt các loại xe sau

Đối với việc chọn xe đạp cho học sinh, việc đầu tiên là phải chọn 03 đúng:

  1. Đúng gu – các em mới thích đi
  2. Đúng kích thước – mới tác động tốt tới sức khỏe
  3. Đúng mục đích – lái xe mới an toàn.

Xe đạp địa hình (xe đạp thể thao – Moutainbike): Đây là loại xe đạp được thiết kế để đi trên mọi địa hình, từ đường bê tông đến đường đất. Xe đạp địa hình có khung nhẹ, phuộc trước và bánh xe có răng cưa sắc để cố định tốt trên mặt đất không đồng đều. Dành cho các bạn cá tính và sử dụng xe đạp cho nhiều loại mục đích. Đặc biệt, xe đạp loại này chống (trơn) trượt cực kỳ tốt.

Xe đạp đua (Road bike): Đây là loại xe đạp nhẹ, được thiết kế cho việc đi trên đường phố và đường đua chuyên nghiệp. Xe đạp đua có khung hẹp, tay lái hơi cong và bánh xe nhỏ hơn giúp tăng tốc độ và hiệu suất. Những người yêu thích tốc độ và trải nghiệm lái tuyệt vời thường chọn loại này.

Xe đạp đường phố (Touring): Đây là loại xe đạp linh hoạt, được thiết kế để đi trên đường phố và đường dài. Xe đạp đường phố có khung vững chắc, tay lái thoải mái và hệ thống truyền động đơn giản. Hiểu đơn giản, chiếc xe này được lai 1 phần giữa xe đạp địa hình và xe đạp đua

Xe đạp gấp (Folding bike): Đây là loại xe đạp kích thước nhỏ gọn, có thể gấp lại để trong cốp xe hơi, treo lên cao thậm chí để 1 góc trong phòng làm việc và cực kỳ tiện lợi để di chuyển. Xe đạp gấp thích hợp cho việc đi lại trong thành phố, tốc độ thấp, rất được ưa chuộng bởi tính đa dụng và phù hợp với nhiều kích thước cơ thể nhất. Do đó rất được các em học sinh nữ hoặc tuổi từ 10-15 ưa thích.

Cần hiểu và chọn loại xe đạp phù hợp với mục đích

Cần hiểu và chọn loại xe đạp phù hợp với mục đích

Kích thước (Size) xe đạp là gì? Cách tính ra sao?

Để chọn một chiếc xe đạp phù hợp, cần quan tâm kích thước (size) xe và kích thước cơ thể người sử dụng. Trước hết cần hiểu rõ, kích thước cơ thể ở đây được hiểu chủ yếu là chiều cao, trọng lượng cơ thể (cân nặng) không ảnh hưởng tới việc chọn size xe đạp. Tuy nhiên, trước khi mua, mỗi xe đạp nhà sản xuất luôn công khai giới hạn tải trọng tối đa, bạn cũng cần nắm rõ chỉ số này.

Các kích thước xe đạp cần biết

  • Kích thước sườn xe: được đo bằng khoảng cách giữa tâm dưới của của xe (tâm trục giữa) cũng là tâm của giò đĩa, tới đỉnh của gióng đứng (Seat tube). Thường được tính bằng cm hoặc inch. Nhà sản xuất thường công khai thông số này trên khung sườn.
  • Kích thước khung giữa: được tính từ tâm cổ phốt hoặc potang tới tâm gióng đứng ngay dưới yên xe. Thường được tính bằng cm và chia ra các loại khổ khác nhau: XS, S, M, L, XL
  • Kích thước bánh xe: là đường kính bánh xe. Thường được tính bằng inch. Đây cũng là tiêu chí vì thường bánh xe lớn thì chiều cao chung của xe sẽ cao. Rất nhiều người chủ yếu chọn loại kích thước này để đơn giản hóa.

Các kích thước cơ thể cần xét tới để đánh giá mức độ phù hợp

  • Kích thước chiều dài trong của chân (Inseam): tính từ mặt đất tới phần cao nhất ở giữa 02 chân của bạn. Thường chúng ta sẽ kẹp cuốn sách vào giữa chân để đánh dấu vị trí lên tường, sau đó đo chiều cao từ mặt đất lên đến mép trên của cuốn sách để xác định kích thước này. Tuy nhiên, điều này khá phiền phức, đặc biệt cho các em học sinh, nhu cầu đi xe ở mức vừa phải, không như các vận động viên chuyên nghiệp.
  • Chiều cao cơ thể: có tính tham khảo cao và dễ đo. Cực kỳ cho Phụ huynh và học sinh tham khảo. Cách tính có thể hiểu đơn giản như nội dung tiếp theo.
Chọn xe đạp đúng cách sẽ giảm nguyên nhân tiềm ẩn của chấn thương

Chọn xe đạp đúng cách sẽ giảm nguyên nhân tiềm ẩn của chấn thương

Cách chọn size phù hợp với chiều cao

Chiều cao (cm) Kích thước khung xe Kích thước bánh xe Độ cao yên
135 – 150 24-inch (XS) 24-inch Thấp
150 – 165 26-inch (S) 26-inch Thấp
165 – 175 27.5-inch (M) 27.5-inch Trung bình
175 – 185 29-inch (L) 29-inch Trung bình
185 trở lên XL hoặc XXL 29-inch Cao

Chú ý quan trọng: Các cách tính, cách đo…đều vì mục đích chọn xe phù hợp. Đo đó, mục tiêu cuối cùng phải là thoải mái và an toàn. Do đó, cũng cần chú ý điều chỉnh cọc yên và tay lái cho phù hợp để tạo sự thoải mái khi lái xe và tránh căng thẳng không cần thiết cho các cơ và khớp. Đồng thời, mũi chân vừa chạm đất khi dừng xe để đảm bảo an toàn.

Các yếu tố quan trọng khác cần lưu ý trước khi mua 01 chiếc xe đạp

Hệ thống phanh

Kiểm tra và đảm bảo hệ thống phanh hoạt động tốt, bao gồm phanh trước và phanh sau. Phanh cần có khả năng phanh mạnh và linh hoạt để đảm bảo an toàn khi điều khiển xe.Hệ thống phanh hoạt động tốt là hệ thống không có bất kỳ sự trượt hay chập chờn hoặc phát ra tiếng khó chịu nào khi sử dụng

Hệ thống truyền động

Chọn xe đạp với hệ thống truyền động phù hợp, bao gồm bộ đề và bộ đĩa, để dễ dàng thay đổi số và điều chỉnh tốc độ khi cần thiết.  Xem xét và điều chỉnh hệ thống truyền động để đảm bảo sự hoạt động mượt mà, trơn tru.

Bánh xe-lốp xe

Kiểm tra lốp xe và chọn bánh xe có độ bền cao và độ bám tốt trên mọi điều kiện địa hình. Đảm bảo lốp xe đạp được bơm đủ và không có lỗi hoặc đốm hư hỏng.

Mũ bảo hiểm

Học sinh nên luôn đội mũ bảo hiểm khi lái xe đạp để bảo vệ đầu khỏi chấn thương trong mọi trường hợp. Đồng thời, cũng là cách để thể hiện văn minh đô thị. Hiện nay, có đủ kích thước, kiểu dáng mũ bảo hiểm dành riêng cho xe đạp để các bạn lựa chọn

Nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn khi đạp xe. Đặc biệt là học sinh

Nên đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn khi đạp xe. Đặc biệt là học sinh

Đèn chiếu sáng-Đèn phản quang

Đảm bảo xe đạp được trang bị đèn chiếu sáng phía trước và đèn phản quang phía sau để tăng khả năng nhìn thấy và được nhìn thấy trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc trong ban đêm.

Chuông

Xe đạp cần được trang bị chuông để cảnh báo người đi bộ và các phương tiện khác trong quá trình di chuyển. Chủ động thông tin cho nhiều tình huống, đặc biệt trong đô thị hoặc khu vực khất tầm nhìn.

Bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ

Tất cả phương tiện, thiết bị đều cần làm điều này và xe đạp cũng vậy. Hãy thường xuyên kiểm tra, theo dõi và phát hiện nếu chiếc xe đạp của bạn có bất kỳ tiếng động lạ nào. Điều này đảm bảo tính an toàn, bền bỉ cũng như kéo dài tuổi thọ cho chiếc xe đạp yêu quý của bạn.

Hãy nhớ rằng, việc chọn một chiếc xe đạp phù hợp và duy trì nó một cách đúng cách là quan trọng để đảm bảo sự an toàn và tối ưu hóa lợi ích sức khỏe cho người sử dụng.

Với cơ chế bảo hành gần như trọn đời và dịch vụ tư vấn được cá nhân hóa cho các em học sinh, liên hệ ngay để chuyên gia xe đạp của HBW hướng dẫn bạn chọn cũng như sử dụng xe đạp đúng cách, hiệu quả.

nội dung mỚI & thú vị khác

Chỉ ở xe đạp HBW mới có...

Bạn cần tư vấn?

ĐĂNG KÝ MUA HÀNG (HOME & BLOG)

Khách hàng của HBW

Đi xe đạp giúp phát triển kỹ năng xã hội và EQ, đặc biệt ở trẻ em
Giao xe đạp cho khách hàng tại Cơ sở bảo trợ trẻ em Thiên Thần
Đánh giá khách hàng - Anh Đông
Xe đạp thể thao HBW
Xe đạp HBW luôn mong muốn Khách hàng có trải nghiệm mua sắm online tuyêt vời nhất

Shop Xe đạp ở HBW

Xem thêm nhiều loại xe đạp phù hợp cho học sinh... Hoặc xem các sản phẩm ngẫu nhiên ở dưới
Xem ngay

Những mẫu xe này có phù hợp với bạn?