Nội dung chính
ToggleSơn xe đạp là một việc làm không chỉ giúp xe đẹp hơn, mà còn bảo vệ khung xe khỏi ăn mòn và rỉ sét. Sơn xe đạp cũng thể hiện phong cách và cá tính của người sở hữu. Vậy bạn đã biết có những loại sơn xe đạp nào? Chọn loại nào, quy trình thực hiện sơn lại xe đạp ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.
Khung xe đạp thường được làm từ kim loại như thép, nhôm, titan hay carbon. Những kim loại này có thể bị ăn mòn, rỉ sét hoặc bị trầy xước khi tiếp xúc với không khí, nước hay các tác nhân bên ngoài. Sơn xe đạp sẽ tạo một lớp phủ bảo vệ khung xe, giúp kéo dài tuổi thọ của xe và che đi các khuyết điểm do trầy xước.
Sơn xe đạp cũng thể hiện được phong cách và cá tính của bạn, từ đó giúp tăng thẩm mỹ cho xe. Bạn có thể chọn màu sắc, họa tiết hay logo theo tên riêng theo ý thích của mình. Có thể chọn loại sơn xe đạp theo phong cách retro, vintage, hiện đại hay ưu tiên sự độc đáo.
Sơn xe đạp cũng giúp bạn dễ dàng nhận biết và phân biệt xe của mình với những chiếc xe khác.
Khi nào sơn lại xe đạp?
Nghe có vẻ đơn giản nhưng HBW vẫn chú ý, các bạn nên sơn lại xe đạp khi:
- Sơn xe bị trầy xước, bong tróc hay phai màu do va chạm hay sử dụng lâu ngày. Tăng tuổi thọ cho xe
- Bạn muốn thay đổi màu sắc hay họa tiết cho xe để tạo cảm giác mới mẻ, thú vị hơn. Hoặc tạo cá tính cho riêng mình.
- Bạn muốn nâng cấp hay thay thế khung xe mới và muốn sơn lại cho phù hợp với phụ tùng khác để tăng tính thẩm mỹ
- Bạn muốn bán lại xe và muốn tăng giá trị cho xe, thu hút người mua
Bạn có biết những phương pháp sơn xe đạp nào?
Sơn thủ công
Sử dụng cọ để quét sơn lên các chi tiết. Cách này đơn giản, có thể tự thực hiện ở nhà. Phương pháp này chỉ áp dụng cho các chi tiết nhỏ, lượng sơn ít vì rất tốn thời gian và cần sự tỉ mỉ.
Sơn phun
Là phương pháp hiện đại và sử dụng khá phổ biến, đó là sử dụng súng phun sơn. Cách sơn phun này nhanh nhưng tốn sơn và khá độc hại khi hít phải khí sơn và phải biết kỹ thuật thực hiện đúng cách để sơn được đồng đều.
Sơn tĩnh điện
Sử dụng phương pháp tĩnh điện để sơn xe đạp. Tức là lớp phủ sơn được tạo ra bằng cách phun bột tích điện lên bề mặt khung xe rồi đem nung nóng. Khi nung, bột sơn sẽ chảy và tạo ra lớp phủ tốt cho xe đạp. Thường chỉ áp dụng cho khung nhôm hoặc thép. Phương pháp này cho kết quả sơn bền và đẹp hơn sơn xe đạp thông thường. Tuy nhiên, sơn tĩnh điện yêu cầu thiết bị và quy trình sơn chuyên nghiệp, chỉ áp dụng với công xưởng sản xuất có quy mô lớn. Bù lại , đây là phương pháp sơn mang lại kết quả tốt nhất, nét sơn bóng, đẹp và bền theo thời gian.
Một loại xe đạp địa hình được sơn tĩnh điện nổi bật, đó là xe đạp địa hình Serima của HBW.
MZBike Xe đạp địa hình SERIMA – Mountain Black Red U500
HBW xin giới thiệu đến Quý phụ huynh và các em học sinh dòng sản phẩm Xe đạp SERIMA – một chiếc xe đạp địa hình (hay còn gọi là xe đạp leo núi – moutainbike) tuyệt vời, thiết kế đặc biệt dành riêng cho sự trẻ trung và năng động. Hiện chúng tôi là nhà phân phối chính hãng và độc quyền dòng xe này tại Việt Nam.
Vậy để sơn xe đạp ở nhà, bạn nên chọn loại nào? Để đơn giản, dễ thực hiện và tiết kiệm, với các chi tiết nhỏ, bạn hãy chọn cách sơn thủ công với cọ thông thường. Với khối lượng sơn lớn hơn như cả bộ khung của xe đạp, hãy chọn sơn phun, hay 1 số người còn gọi là sơn xịt.
10 loại dụng cụ cần chuẩn bị trước khi sơn xe đạp
- Bộ Tua vít, lục giác và cơ lê để tháo rời các bộ phận của xe
- Dụng cụ cạo sắt
- Dao dọc giấy
- Giấy nhám
- Chất tẩy rửa
- Sơn dành cho xe đạp cần chọn loại sơn có chất lượng cao, độ bám dính tốt và không gây hại cho sức khỏe, như sơn Vecni hay Acrylic
- Cọ hoặc súng phun
- Găng tay, mặt lạ phòng độc
- Dây treo
- Băng keo giấy
Sơn xe bản chất là hóa chất công nghiệp, khá độc nếu tiếp xúc với các bộ phận nhạy cảm như mắt, mũi, miệng… bạn hãy cẩn thận và sử dụng đầy đủ các biện pháp bảo hộ an toàn trước khi sơn.
Quy trình 05 bước cần thiết để sơn xe đạp
Nếu là chi tiết đơn lẻ, nhỏ, bạn chỉ cần tháo rời, phun và đợi khô có thể lắp lại được. Nhưng đối với cả khung xe đạp hoặc các chi tiết lớn, bạn nên thực hiện tuần tự theo các bước sau:
Bước 1: Tháo rời các bộ phận của xe
Tháo rời các bộ phận của xe để dễ dàng sơn và tránh lẫn màu. Bạn có thể dùng bút hoặc chụp ảnh để ghi nhớ vị trí của các bộ phận để lắp ráp lại sau khi sơn. Với các bộ phận có vòng bi, trục xe, ốc vít, linh kiện như bộ truyền động, xích, líp… bạn cần tháo cẩn thận để tránh bị mất hay hỏng, dính sơn.
Các dòng xe đạp thể thao hiện đại ngày nay, việc tháo lắp xe rất dễ dàng, chỉ cần lục giác 5, 6, cờ lê 15/14 và một cái tua vít, bạn có thể tháo lắp một chiếc xe đạp dễ dàng.
Bước 2: Loại bỏ phần sơn cũ, làm sạch và đánh bóng bề mặt cần sơn
Bạn dùng vải mềm và xà phòng pha loãng để lau sạch dầu nhớt và bụi bẩn trên xe. Sau đó, sử dụng dao dọc giấy để cạo sắt và giấy nhám để chà sạch lớp sơn cũ và vết rỉ sét trên khung xe. Chà mạnh thật kỹ để lớp sơn mới lên được đều và bóng.
Bước 3: Sơn lót cho xe đạp
Sơn lót là lớp sơn có màu trắng, giúp cho lớp sơn màu lên được đẹp và sáng hơn. Nên treo khung xe lên cao và dùng băng keo giấy để che các vị trí không cần sơn. Sau đó, dùng súng phun để xịt sơn lót lên khung xe. Xịt cẩn thận từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới để đảm bảo không bỏ sót chỗ nào. Bạn nên để khung xe khô tự nhiên trong tối thiểu khoảng 8-12 giờ trước khi tiến hành sơn màu. Phun đều tay, hạn chế chỗ dày, chỗ mỏng thậm chí bị chảy nước sơn.
Bước 4: Sơn màu cho xe đạp
Sau khi lớp sơn lót đã khô hoàn toàn, bạn tiến hành xịt lớp sơn màu theo ý thích. Tương tự, hãy treo khung xe lên cao và vẫn giữ các miếng che các vị trí không cần sơn, sau đó xịt từ trong ra ngoài và từ trên xuống dưới, từng lớp mỏng và đều nhau. Bạn có thể xịt từ 2 đến 3 lớp sơn màu để đảm bảo màu sắc rực rỡ và bền lâu.
Bước 5: Lắp ráp lại xe đạp
Sau khi lớp sơn màu đã khô hoàn toàn, bạn lắp ráp lại các bộ phận của xe theo vị trí ban đầu. Bạn nên kiểm tra kỹ các bộ phận có hoạt động tốt không và có cần bôi trơn hay điều chỉnh gì không. Đôi khi, sơn sẽ bám, phủ lên các vân ren ở các vị trí khóa, chốt như cổ phốt, ghi đông, pô tăng hoặc trục giữa nếu trước đó bạn che không kỹ.
Nếu lười sơn lại xe, hãy tham khảo thêm các mẫu xe đạp bình dân sau của HBW bạn nhé:
Xe đạp địa hình
MZBike Xe đạp địa hình GL GLORY 27.5 INCH
GL Bike Glory là một chiếc xe đạp địa hình Moutainbike đẳng cấp nhất trong phân khúc bình dân với giá chỉ từ 6.200.000đ, nổi bật với những nâng cấp và tính năng hàng đầu, mang lại trải nghiệm đua địa hình hoàn hảo. Dưới đây là những điểm nổi bật của chiếc xe này.
MZBike Xe đạp địa hình GL MAX 770
GL Max 770 là một chiếc xe đạp địa hình xuất sắc của thương hiệu xe đạp nội địa Trung Quốc có uy tín lâu dài từ năm 1997. Được xây dựng với chất lượng và hiệu suất hàng đầu, chiếc xe này sẽ là đối tác đáng tin cậy cho các chuyến đi địa hình của bạn, với rất nhiều đặc điểm nổi bật.
MZBike Xe đạp địa hình CALLI 6100
Chiếc xe đạp CALLI 6100 là một trong những sản phẩm nổi bật của hãng xe đạp Mỹ CALLI. Đây là một chiếc xe đạp phân khúc cận cao cấp, được thiết kế với cấu hình mạnh mẽ và đa dụng. Chiếc xe đạp CALLI 6100 có khung nhôm nhẹ và chắc chắn, bộ truyền động Shimano 30 tốc độ, phanh đĩa cơ hiệu quả và bánh xe 27.5 inch với lốp chống xịt
Xe đạp Fixed Gear
FBike Xe đạp Fixed Gear CALLI F5000
Calli F5000 – mẫu xe đạp Fixed Gear mang phong cách bụi bặm, cá tính, là hiện thân cho những tâm hồn tự do, ngẫu hứng và không bị bó buộc trong bất cứ khuôn khổ nào.YH-105X nhôm
FBike Xe đạp Fixed Gear CALLI F3000
Xe đạp CALLI F3000 là lựa chọn tuyệt vời để các bạn trẻ bắt đầu làm quen với xe đạp Fixed Gear, với thiết kế đơn giản, trẻ trung và bộ khung bền bỉ, chắc chắn, chịu lực tốt.
FBike Xe đạp Fixed Gear CALLI R2.0 FX
Xe đạp Fixed Gear
Xe đạp Fixed Gear CALLI R2.0 FX
Chọn mua sơn xe đạp loại nào? Mua ở đâu?
Có nhiều loại sơn xe đạp trên thị trường, nhưng phổ biến nhất là sơn ATM, sơn Vecni và sơn Acrylic.
- Sơn ATM là loại sơn xịt phổ biến nhất trên thị trường, được sử dụng rộng rãi để sơn xe đạp. Sơn ATM có giá thành rẻ, dễ sử dụng và có nhiều màu sắc để lựa chọn. Tuy nhiên, sơn ATM có độ bền không cao và dễ bị bong tróc. Do đó, để đạt hiệu quả, cần phải sơn nhiều lớp để đạt được hiệu ứng mong muốn.
- Sơn Vecni là loại sơn phủ, được sử dụng để bảo vệ lớp sơn màu bên dưới. Sơn Vecni có độ bóng cao, giúp xe đạp trông đẹp hơn và chống thấm nước. Tuy nhiên, sơn Vecni có thể bị phai màu theo thời gian.
- Sơn Acrylic là loại sơn gốc nước, có độ bền cao và thân thiện với môi trường. Sơn Acrylic thường được sử dụng cho các xe đạp có khung gỗ hoặc nhựa, vì nó có thể bám dính được với các chất liệu này, độ bền cao và khả năng chống nước tốt. Sơn Acrylic có nhiều màu sắc và hiệu ứng như kim tuyến, nhũ, phát quang… để bạn thỏa sức sáng tạo. Tuy nhiên, sơn Acrylic có giá thành cao hơn sơn ATM và sơn Vecni.
Dưới đây là bảng so sánh 3 loại sơn xe đạp phổ biến nhất:
Loại sơn | Đặc điểm | Ưu điểm | Nhược điểm |
---|---|---|---|
Sơn ATM | Sơn xịt | Giá thành rẻ, dễ sử dụng, nhiều màu sắc | Độ bền không cao, dễ bị bong tróc |
Sơn Vecni | Sơn phủ | Độ bóng cao, chống thấm nước | Có thể bị phai màu theo thời gian |
Sơn Acrylic | Sơn gốc nước | Độ bền cao, thân thiện với môi trường | Giá thành cao hơn |
Hiện nay, bạn có thể mua sơn xe đạp một cách đơn giản trên các trang thương mại điện tử hoặc các cửa hàng sơn truyền thống. Tuy nhiên, hãy chú ý đến mức độ uy tín của cửa hàng bạn chọn và lắng nghe, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi tiến hành sơn chiếc xe đạp của bạn.
HBW xin chúc các bạn thành công!