Nội dung chính
ToggleNhắc đến xe đạp, nhiều người tập trung vào khung, bánh xe và hệ thống truyền động mà quên mất một phần quan trọng – vành xe đạp (hay còn gọi là niềng xe đạp). Vành không chỉ là một phụ tùng, mà còn đóng vai trò quan trọng trong trải nghiệm lái xe, độ bền và hiệu suất chung chiếc xe đạp của bạn. Chắc hẳn bạn đã từng nghe đến các lỗi trên xe đạp như: cong niềng, cân vành, gãy niềng…
Hiểu về vành xe đạp
Vành xe đạp là phụ tùng quan trọng nhất, chúng không chỉ giúp định hình, giữ ổn định bánh xe mà còn là bộ phận hưởng đến trọng lượng, độ bền và thậm chí là khả năng kiểm soát của cả chiếc xe đạp. Nếu vành xe đạp bị lỗi, bạn sẽ lập tức cảm nhận sự chao đảo, mất ổn định khi di chuyển, thậm chí gặp nguy hiểm hoặc không thể di chuyển được.
Vành xe đạp thường được cấu tạo bởi 4 phần chính: Vành trong, vành ngoài (xe hiện đại ngày nay đều làm vành 2 lớp), nan hoa (căm), mâm (được gắn chung với đùm, moay-ơ).
Các loại vành phổ biến hiện nay bao gồm 03 loại vật liệu chính: nhôm hợp kim, carbon và thép. Vành nhôm nhẹ và phổ biến, trong khi vành carbon thường được ưa chuộng vì tính đàn hồi và trọng lượng nhẹ, nhưng giá thành rất cao. Vành thép thì mạnh mẽ, thích hợp cho các loại xe địa hình, nhưng dễ bị diến dạng do va đập mạnh nhưng bền. Chi tiết sẽ có trong phần dưới đây.
Một số bạn thắc mắc về số lỗ căm (tăm – nan hoa) trên vành xe đạp, hiện nay số lỗ phổ biến là từ 20 – 36 lỗ (và đều là số chẵn). Phụ thuộc vào loại xe là xe địa hình hay đường trường…
Lựa chọn vành xe đạp nào thì phù hợp?
- Vành xe đạp bằng nhôm: Đây là loại vật liệu phổ biến nhất hiện nay, được sử dụng cho hầu hết các dòng xe đạp từ thể thao đến citybike. Nhôm có ưu điểm là nhẹ, bền, chống ăn mòn tốt và có giá thành hợp lý. Nhược điểm của nhôm là dễ bị cong vênh khi va chạm mạnh hoặc lực va đập lớn, khó sửa chữa và có tuổi thọ ngắn hơn so với thép hay carbon.
- Vành xe đạp bằng thép: Đây là loại vật liệu cổ điển, từng được sử dụng rộng rãi trước khi nhôm và carbon xuất hiện. Thép có ưu điểm là cứng, chắc, chịu lực tốt và có tuổi thọ cao. Nhược điểm của thép là rất nặng, khiến xe đạp tăng trọng lượng rất nhiều, dễ bị gỉ sét khi tiếp xúc với nước hoặc hóa chất và có giá thành cao hơn so với nhôm. Hiện nay, chỉ còn xuất hiện vành thép trên các dòng cổ điển hoặc downhill MTB (Nhu cầu lực va chạm lớn)
- Vành xe đạp bằng carbon: Đây là loại vật liệu hiện đại, được đúc nguyên khối, thẩm mỹ cao. Được sử dụng cho các dòng xe đạp cao cấp, chuyên nghiệp. Carbon có ưu điểm là rất nhẹ, cứng, bền và có khả năng hấp thụ xóc tốt. Nhược điểm của carbon là rất đắt, khó sửa chữa và có thể bị nứt hoặc gãy khi va chạm mạnh .
Không có loại vật liệu nào là hoàn hảo cho vành xe đạp, tùy thuộc vào yếu tố cá nhân như mục tiêu và ngân sách của người sử dụng. Nếu bạn có điều kiện kinh tế, muốn một chiếc xe đạp nhẹ, bền và hiệu năng cao, bạn có thể chọn vành carbon. Nếu bạn muốn một chiếc xe đạp cứng cáp, an toàn và lâu dài, bạn có thể chọn vành thép. Nếu bạn muốn một chiếc xe đạp tiết kiệm, linh hoạt và phù hợp với nhiều loại địa hình, bạn có thể chọn vành nhôm.
Ngoài ra, nếu xe của bạn là xe đạp road, xe đạp touring… sử dụng phanh bóp vành (V-brake) thì cũng là một yếu tố quan trọng khi bạn chọn vành xe.
Tất nhiên, 03 loại trên chỉ là vật liệu sản xuất, bạn hoàn toàn có thể dán decal, sơn, mạ… các màu, vật liệu khác lên bề mặt để thể hiện cá tính riêng của mình.
Hiểu về kích thước vành xe đạp
Các bạn hay có các khái niệm về kích thước bánh xe, vành xe đạp nằm trên bánh xe đạp nên cũng có kích thước tiêu chuẩn. Khi mua vành xe đạp, bạn cần chú ý thông số trên lốp xe bạn xe sử dụng, kích thước khung và chiều cao cơ thể người đạp để lựa chọn cho phù hợp.
Tương tự như kích thước lốp xe đạp, săm xe đạp đã được HBW giới thiệu, vành xe đạp cũng có cá kích thước phổ biến mà mọi người nghe nhiều như:
- 24 inch: thường thấy trên xe địa hình, touring. Phù hợp người có chiều cao từ 1m25 – 1m50
- 26/27.5 inch: thường thấy trên xe địa hình, touring. Phù hợp người có chiều cao từ 1m55 – 1m80
- 29 inch: hường thấy trên xe địa hình, touring. Phù hợp người có chiều cao từ 1m70 – 1m90
- 700c: hường thấy trên xe đua, đường trường, bánh nhỏ. Kích thước tương đương với xe 27.5 inch. Phù hợp người có chiều cao từ 1m60 – 1m80
Thông thường, đường kính của một chiếc vành bánh xe đạp khoảng từ 650 – 736mm, được tính theo chuẩn ISO 5775. Bạn có thể tìm thấy các thông số này trên chiếc xe đạp của mình, cách đọc tương tự với thông số lốp nhé.
Vành xe đạp là bộ phận không thể thiếu trên xe đạp và thường được thiết kế theo xe nguyên chiếc. Tuy nhiên, đây lại là bộ phận cũng khá thường xuyên gặp lỗi trong quá trình sử dụng. Khi không thể sửa chữa, bạn nên thay và tùy mục đích, ngân sách và kích thước để tìm cho mình vành xe đạp phù hợp nhé.
HBW chúc các bạn lái xe an toàn.